Sự hình thành và phát triển

Giới thiệu chung
Trên vùng đất Bình Long - Hớn Quản nói chung và An Phú nói riêng từ thời xa xưa đã có con người sinh sống, điều này đã được minh chứng qua các công trình khảo cổ học, các di chỉ đất đắp hình tròn Thanh Phú 1 được phát hiện vào năm 1958 thuộc địa phận ấp Thanh Hà và ấp Sóc Bưng thuộc xã Thanh Phú, di tích có tọa độ 11041’ 55” độ bắc và tọa độ 106037’ 28” kinh độ đông, nằm trên độ cao 120m so với mực nước biển, có đường kính 266m theo chiều bắc – nam. Di tích đắp đất hình tròn Thanh Phú 2 được phát hiện năm 1999 thuộc địa phận ấp Sóc Bưng xã Thanh Phú nằm ở tọa độ 11041’ 40” 11 độ vĩ độ bắc và tọa độ 106037’ 32” kinh độ đông nằm trên độ cao 115m so với mực nước biển, có đường kính 172m theo chiều dài đông – tây. Di tích An Phú thuộc Bình Phú xã An Phú huyện Hớn Quản, di tích này cách Ủy ban nhân dân xã An Phú khoảng 1 km về phía đông nam; Di tích An Phú được phát hiện và công bố năm 1958. Di tích có đường kính 193m theo chiều dài bắc – nam, vòng đất đắp ngoài có trên móng rộng 20m, cao hơn mặt đất tự nhiên từ 0,5 đến 0,7 m; cao hơn đáy là từ 1,1 đến 1,3 m cao hơn vòng đắp đất trong 0,2 đến 0,3m; cao hơn vùng trung tâm từ 1,3 đến 1,5m. Di tích này chưa được khai quật khảo cổ học. Tuy nhiên, trong khi canh tác trồng cây nhiều di vật bằng đá và mảnh gốm đã xuất hiện lộ trên nhiều khu vực ở bề mặt, đó là các loại rìu bàn mài, mảnh tước. Đây là những di tích lịch sử có rất có giá trị, phản ánh sự độc đáo của cư dân thời tiền sử trên vùng đất Bình Long - Hớn Quản ngày nay. Tuy nhiên, lúc bấy giờ vùng đất này chưa có định danh, hệ thống cơ cấu hành chính cũng không có. Năm 1698, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sang kinh lược Cao Miên lấy đất Đồng Nai đặt làm Gia Định Phủ, lập ra xứ Đồng nai gồm huyện Phước Long, tổng Bình An, dinh trấn Biên. Năm 1808, Tổng Bình An được nâng lên thành huyện Bình An, gồm tổng Bình Chánh có 50 xã và tổng An Thủy có 69 xã. Vùng đất An Phú ngày nay thuộc tổng Bình Chánh huyện Bình An. Đến năm 1864 An Phú ngày nay thuộc tổng Quảng Lợi tỉnh Biên Hòa. Cho đến khi thực chân Pháp xâm lược vào nửa cuối thế kỷ XIX, nơi đây vẫn là vùng đất rừng núi hoang vu chỉ có một vài sóc nhỏ của đồng bào dân tộc X’Ttiêng cư trú rải rác.
Tháng 12 năm 1861, sau khi đánh chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kỳ, Pháp tiếp tục đưa quân mở rộng vùng chiếm đóng; đến đến năm 1868 thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị trên toàn bộ Nam Kỳ.
Năm 1899, thực dân Pháp đổi các hạt thành tỉnh, xóa bỏ cấp huyện, phủ, chỉ để cơ quan hành chính từ làng tổng rồi đến tỉnh. Tỉnh trực tiếp quản lý làng và tổng. Cải cách này không hiệu quả vì tính không thể quản lý các địa phương quá xa. Chính quyền thực dân Pháp buộc phải cấp lại hành chính trung gian gọi chung là quận (đại lý). Theo đó Ngày 03/01/1903, thống đốc Nam Kỳ thành lập quận Hớn Quản, sau đó 2 năm thành lập đồn Bù Đốp (05/04/1905) để siết chặt hơn nữa ách kiểm soát, lúc này vùng đất An Phú ngày nay thuộc quận Hớn Quản. Năm 1912, Pháp tách một phần tỉnh Biên Hòa và một phần tỉnh Gia Định để thành lập tỉnh Thủ Dầu Một và quận Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Quận Hớn Quản lúc bây giờ gồm 3 tổng: tổng Tân Minh, Quảng Lợi và Minh Ngãi.
Sau khi chính quyền Ngô đình Diệm ổn định tình hình chính trị, cho tác một số quận của hai tỉnh Thủ Dầu Một và tỉnh Biên Hòa để lập hai tỉnh mới là Bình Long và Phước Long. Tỉnh Bình Long được thành lập theo Sắc lệnh 134.NV ngày 22/10/1956 gồm ba quận An Lộc, Lộc Ninh và Chơn Thành. Ở thời điểm hình thành địa bàn An Phú ngày nay là một xã thuộc quận An Lộc. Quận An Lộc lúc đó có 15 xã gồm các xã An Khương An Bình, An Lợi, An Mỹ, An Ninh, An Phú, An Quý, An Thạnh, Minh Đức, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Lập Phú, Tân Phước, Thanh Bình và Thanh Lương.
Ngày 22/03/1955, Thủ hiến Việt Nam ra Nghị định số 620-HCSV về việc tổ chức lại các khu vực hành chính tại tỉnh Thủ Dầu Một. Theo sự phân chia hành chính này, vùng đất An Phú là một phần của xã Tân lập Phú tổng Tân Minh huyện Hớn Quản.
Đối với hệ thống tổ chức chỉ đạo chiến trường của cách mạng trước năm 1951, Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, từ tháng 5/1951 Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Biên do ta sát nhập tỉnh Biên Hòa và tỉnh Thủ Dầu Một thành một tỉnh Thủ Biên, lúc này An Phú thuộc quận Hớn Quản tỉnh Thủ Biên. Đến năm 1960, ta thành lập tỉnh Bình Long, Trung ương cục miền Nam chia tách Bình Long thành 03 quận có phiên hiệu theo mật danh: C45-quận Chơn Thành, C55-quận Hớn Quản và C65-quận Lộc Ninh. Địa giới hành chính các quận tỉnh Bình Long của cách mạng cũng theo tương ứng với tổ chức hành chính của địch. An Phú thuộc C55-quận Hớn Quản (địch là quận An Lộc).
Đầu năm 1977, theo nghị định số 55/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 1977 của Chính phủ về việc hợp nhất ba quận An Lộc, Lộc Ninh, Chơn Thành và huyện Bình Long tỉnh Sông Bé, An Phú lúc này thuộc huyện Bình Long tỉnh Sông Bé. Đến tháng 12 năm 1997, xã An Phú được thành lập trên cơ sở lấy một phần diện tích của thị trấn An Lộc vào phần diện tích của xã Thanh Lương. Trước đó ngày 6/11/1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tách tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Phước và Bình Dương, An Phú thuộc huyện Bình Long tỉnh Bình Phước.
Ngày 11/8/2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP thành lập thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản. Theo đó địa giới hành chính của xã An Phú thuộc huyện Hớn Quản (xã An Phú lấy 1/3 diện tích về thị xã Bình Long).
Trong quá trình khai phá định cư lập nghiệp tạo dựng xóm làng, chủ nhân của vùng đất An Phú trải qua nhiều thế hệ liên tục đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên xã hội, biến vùng đất hoang vu thành đất canh tác cuộc sống con người, tạo dựng những sốc, ấp với những tên gọi gần gũi thân thương như Bình Phú, Phố Lố, Tằng Hách…
 Qua các thời kỳ cho đến nay, với điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, nên sự phát triển kinh tế của An Phú chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp; trong đó cây công nghiệp cao su (từng được chủ tư bản pháp trồng và khai thác từ những thập niên đầu thế kỷ XX), cây ăn quả và một số loại cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng đa canh ngày càng phát triển. Những năm gần đây loại hình kinh tế trang trại đang phát triển mạnh ở An Phú đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và dịch vụ của địa phương ngày càng phát triển nhanh hơn.

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,312
  • Tháng hiện tại12,910
  • Tổng lượt truy cập833,023
dvcqgian
dvc bp
hu hq
qlvb hq
face book
face tu hao bp
bộ pháp điển
Văn bản mới

Văn bản - Chỉ đạo điều hành

1489/QĐ-UBND tỉnh

Quyết định Công bố Quy trình giải quyết thủ tục hành chính mới ban hành liên quan đến lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc phạm vi,chức năng quản lý của ngành Công an trên địa bàn tỉnh Bình Phước

lượt xem: 30 | lượt tải:11

1457/QĐ-UB

Thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

lượt xem: 21 | lượt tải:14

103ndcp

Nghị định số 103/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

lượt xem: 28 | lượt tải:20

67/TB

Thông báo về việc lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư

lượt xem: 53 | lượt tải:21

151/CV

Công văn V/v triển khai thực hiện Nghị định số 69/2024/NĐ-CP và Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ trên địa bàn xã

lượt xem: 52 | lượt tải:26
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây